Kè rọ đá và những phương pháp kè kết hợp phổ biến nhất hiện nay

Giới thiệu

Trong thiết kế kè rọ đá hiện nay. Các tiêu chuẩn nghiệm thu thường theo bộ tiêu chuẩn mới nhất TCVN 10035 2014. Cho đến nay chúng vẫn chưa có chỉ dẫn nào mới hơn về nghiệm thu thi công, sản xuất rọ đá thảm đá và các phương pháp kè.

Kè rọ đá

Kè mềm là một phương thức phổ biến được sử dụng rọ đá nhiều nhất. Bao gồm các quy cách định hình khối thông dụng hay đặc biệt. Chúng được sử dụng thường xuyên trong công tác thủy lợi và đê kè. Công tác chỉnh trị và xây dựng tường chắn trọng lực cũng ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam

 

Nếu bạn có yêu cầu báo giá rọ đá hộc hoặc các loại thảm rọ đá thông dụng. Hãy tham khảo thêm link sau đây:

Kè rọ đá
Kè rọ đá bảo vệ cống thoát nước

Việc kè rọ bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật cho công trình rất cần thiết. Cũng như bảo đảm tuổi thọ công trình lâu dài. Một vài dự án lót kênh hoặc chỉnh trị. Kè rọ đá với những công trình không duy tu hoặc khó duy tu. Chúng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian sử dụng.

Chúng tôi cung cấp đến quý khách các Phương thức kè. Với những định hình khối khác nhau. Rọ đá thông dụng thường được sử dụng trong thiết kế tường chắn trọng lực. Hoặc rọ đá hộc được gia cố kết hợp rọ đá neo trong tường chắn đất.

Mỗi loại định hình và mắt lưới khác nhau cho những phương pháp kè khác nhau. Ví dụ như thảm đá mỏng được sử dụng lót kênh mương hoặc ổn định mái dốc. Thảm rọ đá được sử dụng liên kết các hộp rọ lại với nhau tạo thành một bờ kè có cốt rọ đá.

Kè rọ đá
Dự án kè rọ đá tường chắn đất bảo vệ khu dân cư

Kè rọ đá và phân loại và ứng dụng

Ứng với mỗi định hình Thảm đá – rọ đá neo. Chúng được phân loại trong tiêu chuẩn TCVN 10035 2014. Với các chức năng sơ cấp và thứ cấp. Cùng với những ứng dụng cơ bản của sản phẩm định hình từ lưới thép mắt cáo xoắn đôi này.

Báo giá rọ đá hộc
Rọ đá hộc hệ tường chắn trọng lực

Một vài nhà sản xuất phân loại sản phẩm của mình ra hai hệ khác nhau. Hộp rọ đá thuộc hệ tường (gabion Wall) hoặc hệ thảm đá mỏng (Revet mattress). Tùy theo từng hiện trạng của công trình mà kỹ sư thiết kế kết hợp cho một phương pháp kè rọ đá cụ thể. 

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại dưới đây để biết thêm chi tiết. Trước khi tiếp tục phần tiếp theo nhé.

ĐỌC THÊM > > >  Ống địa kỹ thuật geotube Giải thích chi tiết về công nghệ và ứng dụng

Phân loại thm – rọ đá

Tên gọi sản phẩm

Chức năng sơ cp

Chức năng thứ cấp

ng dụng cơ bản

R đá – Bảo vệ

– Chịu lực

– Chống xói mòn 

– Thoát nước

-Tường chắn đất, tường chắn trọng lực

– Kết cấu chân khay

– Lớp bảo vệ mái dốc

– Các kết cấu tràn, chỉnh trị dòng, đê đập trọng lực …

Thảm đá – Chống xói mòn

– Thoát nước

– Bảo vệ

– Chịu lực – Thảm chống xói bờ, mái dốc

– Đáy kênh dẫn dòng

Rọ thảm đá – Bảo vệ

– Chịu lực

– Chống xói mòn

– Thoát nước – Chân khay tường trọng lực.

– Các kết cấu bảo vệ, chống xói mái dốc đặc biệt.

– Thân đáy đập tràn, kênh dn dòng, bể tiêu năng …

Rồng đá – Bảo vệ

– Chịu lực

– Chống xói

– Thoát nước – Hộ chân khay, chân đê.

– Các kết cấu chỉnh trị (Đê chắn sóng, đá đ)

Rọ đá neo – Chịu lực

– Bảo vệ

– Gia cường nền

  – Tường chắn rọ đá neo (Tường đất có cốt bản mặt rọ đá)
Lưới lục giác xoắn kép – Bảo vệ   – Hệ thống lưới bảo vệ.

Những phương pháp kè phổ biến

Kè rọ đá giật cấp bên ngoài

Trong trường hợp này, kè rọ đá chức năng thứ cấp là thoát nước và chống xói mòn. Kè rọ giật cấp bên ngoài hiện nay khá phổ biến. Chúng được kết hợp với vải địa kỹ thật không dệt bên trong khối đắp. Nhằm tạo một hệ thống lọc và thoát nước.

Kè rọ đá

Về quy cách dây đan và mắt lưới. Tùy theo thiết kế của dự án. Bởi chúng còn phụ thuộc vào nhiều thông số quan trắc của địa chất. Như dòng chảy thủy lực. Độ cao của tường chắn, và đặc biệt là vật liệu lấp bên trong.

Một vài hình ảnh kè rọ phồ biến hiện nay.

rọ đá
Kè rọ đá hộc với tường chắn giật cấp phía trước

Kè rọ đá giật cấp trong phần đất lấp

Mặt tường phẳng thẳng đứng phía trước trong phương pháp kè này, nhằm tạo thẩm mỹ hoặc cảnh quan sinh thái. Với phương pháp kè thẳng đứng, tường chắn có thể hạn chế về chiều cao. Hoặc phương pháp kè này khá tốn kém vì nền móng đòi hỏi lớn hơn các phương pháp có góc nghiêng.

Kè rọ đá

Các yêu cầu kỹ thuật trong kè rọ đá

Kích thước định hình rọ đá thông dụng

Mắt lưới xoắn kép được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A97597. Dòng dây đan bọc nhựa PVC hoặc mạ kẽm. Tùy theo tính toán của thời gian sử dụng công trình. Nếu là công trình tạm thì sử dụng dây đan mạ kẽm nhẹ. Nếu công trình sử dụng lâu dài và có duy tu thì sử dụng dây đan mạ kẽm nặng.

Sai số cho phép đường kính của dây đan mạ kẽm theo bảng sau

Kích thước rọ đá mạ kẽm hoặc rọ đá bọc nhựa PVC thông dụng trong phương pháp kè như sau

Kè rọ đá

Yêu cầu về vật liệu lấp trong rọ

Đá sử dụng xếp vào trong rọ là đá cuội khai thác từ tự nhiên hoặc các mỏ đá. Được chuyển từ nơi khác đến đã được tuyển chọn. Phù hợp với kích thước của định hình khối rọ.

  • Ví dụ như bạn có kích thước khối rọ là 2mx1mx1m thì đá lèn lấp bên trong có thể là đá hộc to từ 20cmx30cm hoặc đá tảng lèn lấp không quá lớn so với khối rọ được định hình.

Hoặc đá phong hóa không được xếp vào trong rọ vì độ kháng nén không đảm bảo so với tuổi thọ mà công trình cần. Hoặc mắt lưới lớn đan tay thì không xếp đá quả nhỏ, làm cho chúng “chảy” ra ngoài do mắt lưới to hơn. Cường độ chịu nén của đá xếp trong rọ phải tối thiểu đạt 60 MPa.

Khi xếp đá trong rọ, độ khít yêu cầu phải đạt ít nhất 70%.

rọ đá mạ kẽm

Yêu cầu về vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật, phải là vải không dệt xuyên kim. sản xuất từ Polyme tổng hợp bằng phương pháp gia nhiệt ép chặt từng lớp. Vải địa kỹ thuật không dệt có chức năng làm lớp lọc cho vật liệu đắp phía sau tường rọ đá trọng lực.

Kích thước lổ của vải phù hợp với lưu lượng thoát nước. Bảo đảm thoát nước nhanh, và vẫn giữ được đất đá cát mịn phía sau tường chắn trọng lực. Vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 9844:2013

Chỉ dẫn về đất đắp sau tường

Đất đắp sau tường nên sử dụng loại đất có góc ma sát lớn, có khả năng thoát nước tốt và phải được dầm nén với độ chặt K=0,95. Loại vật liệu đắp sau tường được quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế của từng dự án.

Nghiệm thu thi công kè rọ đá như thế nào

Nghiệm thu công trình rọ, thảm đá được thực hiện sau khi đánh giá chất lượng thi công đáp ứng các yêu cầu của dự án đưa ra. Biên bn nghiệm thu được lập bởi các bên tham gia dự án để phục vụ cho công tác bảo hành bảo trì và đưa công trình vào sử dụng.

Nghiệm thu lớp đệm đá và tng lọc ngược

Cần phải nghiệm thu lớp đệm đá đã san phẳng trước khi đặt rọ, thảm đá. Đối với các công trình ở nơi nước sâu, phải dùng thước đo sâu để đo độ sâu và dùng thợ lặn kiểm tra các khu vực đã san. Đo sâu phải tiến hành khi sóng nhỏ hơn cấp 2 (0,25m  0,75m).

Sau khi hoàn thành công việc và khc phục những thiếu sót cần phải vẽ các mặt cắt thực tế của lớp đệm lên bản vẽ thi công. Sai số về kích thước của những mặt cắt công trình bằng đá đ, so với thiết kế, không vượt quá 5% với điều kiện phải đảm bảo cao độ đnh của lớp đệm.

– Bình đồ hoàn công của những khu vực nghiệm thu (sơ họa).

– Các mặt cắt ngang và dọc của công trình và kết quả theo dõi lún.

– Các số liệu về kích thước và hình dáng của đá đổ, các kết quả thí nghiệm vật liệu đá.

– Các biên bản nghiệm thu trong từng giai đoạn công tác xây dựng nền, định vị… hoàn thành trước lúc xếp rọ, thảm.

– Nhật ký theo dõi lún.

– Nhật ký công tác.

Nghiệm thu tầng lọc ngược kè rọ đá với vải địa

Nghiệm thu công tác thi công tầng lọc ngược được tiến hành trên cơ sở quan sát bên ngoài và kiểm tra các tài liệu kỹ thuật do đơn vị thi công xuất trình.

– Các bản vẽ thi công tầng lọc ngược trên đó có vẽ các mặt cắt thực tế đã thi công.

– Những số liệu về chất lượng vật liệu sử dụng.

– Những số liệu về khi lượng công tác đã thực hiện.

– Nhật kí thi công.

– Những số liệu theo dõi lún và biến dạng khi thi công tầng lọc ngược.

– Những số liệu về tình trạng kỹ thuật đặc biệt khi thi công.

Nghiệm thu công tác xếp rọ và đổ đá

Cần phải xuất trình những tài liệu kỹ thuật sau đây cho hội đồng nghiệm thu:

– S nhật kí thao tác các rọ, thảm đá.

– Những số liệu kiểm tra tình trạng lớp đệm trước khi xếp rọ, thảm đá.

– Các biên bản công tác định vị.

– Các bản vẽ thi công xếp rọ, thảm và đổ đá (vị trí mặt bằng và độ cao của từng lớp).

– Nhật kí thi công.

– Bn kê các sai số cho phép so với thiết kế.

– Những số liệu quan sát độ lún và biến dạng của rọ, thảm đá trong giai đoạn thi công.

– Những biên bản về tình trạng kỹ thuật đặc biệt xảy ra tại chỗ trong thời kì thi công.

– Tình trạng lớp đệm của những lần xếp và đổ đá trước theo những số liệu khảo sát của thợ lặn và biên bản trung gian.

– Kích thước các rọ, thảm đá (chung và theo từng lớp) và việc bố trí các rọ, thm (trên mặt bằng và theo chiều cao).

– Số lượng các rọ, thảm đã đặt theo mỗi lớp và bố trí chúng trên mặt bằng và theo chiều cao.

Tạm kết

Hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia về kè rọ đá. Các quy trình và chỉ dẫn hoặc các yêu cầu nghiệm thu. Chúng tôi trình bày ở trên. Là nhà sản xuất và thương mại vật liệu này hơn 15 năm qua. Mọi giải pháp sản xuất theo yêu cầu của bạn chúng tôi đều đáp ứng. Với các thông số khó nhất của dự án.

Một vài trích dẫn qua các tiêu chuẩn thiết kế kè, trong khuôn khổ bài viết này chắc chắn không đủ. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Trân trọng cám ơn và hẹn gặp lại

Một vài mẩu rọ đá Hưng Phú sản xuất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *